Tiếp thị đa kênh Omni-channel là gì?

Tiếp thị đa kênh (Omni-channel) là một xu hướng mới tại Việt Nam, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn hiểu sai nó và tầm quan trọng của nó. Hiện nay, khái niệm Omni-channel đang bị các chủ shop hiểu lầm đơn giản chỉ là bán hàng trên nhiều kênh (Multi-Channel).

Thế nào là bán hàng đa kênh (Omni-channel)?

Omni-channel và các loại hình khác

Bán hàng đa kênh là cách tiếp cận qua nhiều kênh khác nhau để tiến hành marketing, bán hàng và phục vụ khách hàng để tạo ra một trải nghiệm khách hàng tích hợp và gắn kết cho dù khách hàng đang ở đâu, lúc nào, sử dụng kênh nào. Cốt lõi của Omni-channel là sự quản lý một cách tập trung và nhất quán.

Cần phân biệt được trải nghiệm Omni-channel Multi-channel. Điểm khác nhau nằm ở mức độ chiều sâu của sự tích hợp. Tất cả những trải nghiệm omni channel đều sử dụng nhiều kênh, nhưng không phải trải nghiệm Multi-channel đều là Omni channel.

Bạn có một chiến dịch marketing thú vị trên mobile, một chiến dịch truyền thông mạng xã hội thành công, và một website chuẩn SEO chuyên nghiệp, nhưng chúng không tích hợp với nhau về một nguồn quản lý, thì đó không phải là omni-channel.

Chức năng của Omni-channel

Chức năng chính của Omni-channel là bán hàng trên các kênh khác nhau (như mạng xã hội, website, gọi điện thoại cho đến các ứng dụng trên smartphone) một cách nhất quán, liên tục trên tất cả các thiết bị có thể tiếp cận được với khách hàng, giúp quá trình mua hàng của khách thuận tiện, hiệu quả, tối ưu dù mua qua bất cứ hình thức nào.

Sau traditional marketing, digital marketing và social marketing, Omni-channel marketing được coi là công cụ để tăng doanh số nhanh nhất.

Lượng người online ngày càng nhiều, Omni-channel sẽ trở thành phương thức phổ biến. Các nhà bán lẻ áp dụng bởi độ phủ sóng rộng, chi phí thấp và hiệu quả cao. Hiện tại, đây cũng là xu hướng của kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực bán lẻ nói riêng.

Quản lý dữ liệu tập trung

Một số cửa hàng có hàng nghìn mã sản phẩm, khiến việc ghi nhớ, thay đổi thông tin trên nhiều kênh là việc mất rất nhiều thời gian. Chưa nói đến việc xử lý đơn hàng, vận chuyển… dẫn đến thiếu đồng bộ thông tin, hình ảnh, giá cả trên các kênh. Sẽ lại càng khó khăn hơn để tổng kết, báo cáo bán hàng của từng kênh sau từng giai đoạn hay của từng nhân viên….

Xử lý từng kênh bán hàng khiến chủ cửa hàng mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Xử lý công việc một cách nhất quán trở thành nhu cầu lớn của họ. Tuy nhiên, trên thực tế mới chỉ có các ông lớn có thể áp dụng chuẩn mô hình Omni-channel. Ví dụ:Thế giới di động, Nguyễn Kim…

Nên đầu tư hệ thống Omni-channel hay không?

Omni channel đang được các nước sử dụng khá hiệu quả song ở Việt Nam còn rất hạn chế. Mức giá của nền tảng Omni channel ở mức 3-4 triệu đồng/năm. Hiệu quả đem lại tùy thuộc vào loại hình và quy mô của doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên không phải đơn vị kinh doanh nào cũng biết và tận dụng được sức mạnh của Omni-channel.

Để bắt đầu với TMĐT, mỗi người có những xuất phát điểm khác nhau. Với kinh doanh online, không nhất thiết phải hiểu rõ tất cả các kênh bán hàng khác nhau. Tuy vậy, doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống Omni-channel ngay từ đầu. Theo bà Trịnh Vân Hoa – Giám đốc của Nguyễn Kim, chủ doanh nghiệp có thể đi tắt từ Single-channel đến Omni-channel. Đi từ Single-channel đến Multi-channel, Cross-channel rồi mới đến Omni-channel là không cần thiết.

Chắc hẳn bạn đọc cũng đã xác định được có nên đầu tư vào hệ thống Omni-channel hay không. Chúng tôi sẽ lập một danh sách các nhà cung cấp hệ thống Omni-channel trong bài viết tiếp theo

——————————————————

Wecan-group.com – Thiết kế website chuyên nghiệp.

Mời bạn ghé thăm website để chúng tôi có thể liên lạc hỗ trợ tư vấn.