Categories: Kinh nghiệm của Wecan Group

Google Analytics là gì? Hướng dẫn cài đặt Google Analytics để tối ưu hóa kế hoạch quản trị website

 

1. Google Analytics là gì?

1.1. Giới thiệu về Google Analytics

Google Analytics là công cụ hỗ trợ tối ưu hóa SEO (công cụ tìm kiếm) được cung cấp miễn phí bởi Google. Google Analytics được sử dụng để theo dõi hiệu năng website và thu thập “insight” người dùng thông qua các dữ liệu như số lượng truy cập, thời gian ở lại trang, tỷ lệ thoát trang,… Tưởng tượng trình duyệt Google, nơi diễn ra hoạt động tương tác giữa bạn và người dùng, cho phép bạn “mượn” một nhân viên của nó là Google Analytics để ghi chép lại các thông số liên quan tới các hành vi truy cập của người dùng. Do đó Google Analytics hoạt động như một trợ lý riêng cho website của bạn, cung cấp các số liệu thu thập được dưới dạng bảng, biểu đồ,..một cách chi tiết mang lại cái nhìn trực quan và tổng thể về các hoạt động trên website của bạn. 

Theo thống kê của Builtwith, Google Analytics hiện là ứng dụng đánh giá hiệu suất website được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam và đã được ứng dụng cho gần 200 nghìn trang web. Có thể thấy hiện nay, xu hướng sử dụng các công cụ trực tuyến để tối ưu hóa SEO đang ngày càng được các nhà quản trị web ưa chuộng. Nếu đang lên kế hoạch SEO cho website thì Google Analytics là một công cụ đáng thử dành cho các SEO-er đấy.

1.2. Một vài chỉ số quan trọng của Google Analytics

Hiện nay Google Analytics cho phép người dùng theo dõi tới 200 chỉ số khác nhau để đo lường hiệu năng của website. Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp, có thể sẽ có những chỉ số đặc thù, quan trọng hơn các chỉ số còn lại, sau đây Wecan xin giới thiệu tới quý bạn đọc một vài chỉ số phổ biến và được sử dụng nhiều nhất để tối ưu SEO.

  • Người dùng (Users): Chỉ số này sẽ thống kê cho bạn số lượng người dùng đã truy cập vào website trong một khoảng thời gian tùy ý. 
  • Phiên truy cập (Sessions): Chuỗi các hoạt động tương tác của người dùng đã thực hiện trong một phiên 30 phút trên website của bạn
  • Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate): Chỉ số này cho biết phần trăm người dùng truy cập website mà không thực hiện bất kỳ thao tác nào. Tỷ lệ này càng cao thì trang web của bạn sẽ càng bị Google đánh giá thấp. Vì vậy thông qua việc theo dõi tỷ lệ thoát trang trên website sẽ giúp bạn khoanh vùng các nội dung chưa hoàn thiện để có sự điều chỉnh cho phù hợp
  • Thời gian trung bình của một phiên (Average session duration): Chỉ số này cho biết trung bình thời lượng mà người dùng sẽ bỏ ra trên website của doanh nghiệp. Thời gian ở lại càng lâu chứng tỏ nội dung trên website có giá trị đối với người dùng và ngược lại.
  • Tỷ lệ truy cập mới (Percentage of new sessions): Tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu phần trăm lượng người truy cập website lần đầu tiên trên tổng số người truy cập. Thông qua chỉ số này bạn cũng có thể nắm được phần trăm người dùng quay lại với website của bạn sau lần truy cập đầu tiên. 
  • Số trang/phiên (Pages per session): Trung bình số trang được người dùng xem trên mỗi phiên hoạt động. Qua đó các nhà quản trị web biết được các thông tin trên website có thu hút người để chuyển hướng sang các trang mới hay không hoặc đặt vấn đề xem vì sao người dùng chỉ sử dụng một hoặc một vài trang duy nhất. 
  • Số lần chuyển đổi thành công (Goal Completions): Đây là một chỉ số khá quan trọng và được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Chỉ số này sẽ thống kê số lần người dùng ghé thăm website và thực hiện các thao tác cụ thể theo mong muốn của chủ sở hữu website, chẳng hạn như để lại thông tin liên lạc hoặc chọn mua các dịch vụ được cung cấp trên website
  • Lượt xem trang (Page views): tổng số lượt xem trên các trang. Qua chỉ số này, doanh nghiệp có thể biết được nội dung nào trên website được quan tâm nhiều nhất và nội dung nào chưa mang lại giá trị cao cho người dùng. Đồng thời lượt xem cao cũng giúp website ghi điểm trong mắt Google trong quá trình tìm kiếm. 

2. Lợi ích của Google Analytics

Với các dịch vụ được cung cấp trên Google Analytics, công cụ này hiện đang được các nhà quản trị website vô cùng yêu thích vì các lợi mà nó mang lại. 

2.1. Google Analytics được cung cấp miễn phí

Hiện nay có khá nhiều công cụ tối ưu SEO đều yêu cầu trả phí để có thể sử dụng dịch vụ. Trong khi đó Google Analytics cung cấp các dịch vụ miễn phí, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng. Không những vậy, giao diện và cách thức sử dụng của Google Analytics khá đơn giản và thân thiện, phù hợp với những người lần đầu sử dụng công cụ tối ưu hóa SEO. 

2.2. Thấu hiểu hành vi khách hàng

Google Analytics giúp bạn biết được khách hàng của bạn là ai và hiểu được cách mà người dùng, khách hàng đang sử dụng website của bạn. Các dữ liệu về hành vi người dùng có thể cải thiện đáng kể các hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. Thiếu đi dữ liệu người dùng sẽ khiến việc điều chỉnh hiệu năng của website gặp nhiều khó khăn và không có định hướng cụ thể để cải thiện những điểm chưa tốt và phát huy những thế mạnh đang có của website. 

Các chỉ số mà Google Analytics cung cấp cho bạn cái nhìn đa chiều về website của doanh nghiệp cũng như hành vi của người dùng. Từ đó các nhà quản trị website có thể lên kế hoạch xây dựng nội dung website, cải thiện trải nghiệm người dùng để tăng lượt truy cập website cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp

2.3. Báo cáo dữ liệu và chức năng tùy chỉnh 

Google Analytics thu thập các dữ liệu và thiết kế thành các bản báo cáo hoàn chỉnh, dễ theo dõi dành cho người dùng. Không chỉ vậy Google Analytics còn cho phép người dùng tùy chỉnh các bản báo cáo, bảng điều khiển và các thông báo trên công cụ này. Nhờ đó mà bạn có thể điều chỉnh các thông số sao cho phù hợp với nhu cầu của từng website doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu bạn đang chịu trách nhiệm tối ưu SEO cho nhiều website cùng lúc thì Google Analytics chính là một lựa chọn lý tưởng vì ứng dụng này cho phép bạn đồng thời quản lý dữ liệu của nhiều website chỉ bằng một tài khoản. 

Đồng thời chức năng tùy chỉnh của Google Analytics cũng sẽ hỗ trợ tạo ra một bản báo cáo phù hợp với tư duy và lối suy nghĩ của nhà quản trị web. Thông qua việc tùy chỉnh các thông tin trên báo cáo, bảng điều khiển và thông báo của Google Analytics sẽ giúp các nhà quản trị web có được cái nhìn tổng quan về website doanh nghiệp khi ngay khi chỉ mới nhìn sơ qua các bản báo cáo được cung cấp.

3. Hướng dẫn cài đặt Google Analytics bằng 03 bước đơn giản

Bước 1: Tạo tài khoản Google Analytics

Để tạo tài khoản Google Analytics bạn chỉ cần sử dụng tài khoản Google hiện tại truy cập vào trang web của Google Analytics.

Đầu tiên chọn Bắt đầu đo lường

Bước 2: Thiết lập thông tin ban đầu

Thiết lập tài khoản: nhập Tên tài khoản của tôi để thiết lập tài khoản, hãy chọn một cái tên giúp bạn dễ quản lý. 

Thiết lập tài sản: Chọn Tên thuộc tính (chọn tùy ý, phù hợp với mục đích quản lý), Múi giờ và Đơn vị tiền tệ chọn Việt Nam và Đồng Việt Nam. 

Giới thiệu về doanh nghiệp: Ở bước này hãy chọn các thông tin miêu tả chính xác nhất về doanh nghiệp của bạn để Google Analytics hiểu đúng về website của bạn, nếu không tìm được lựa chọn phù hợp, hãy chọn “Khác”

Sau khi hoàn thành việc cung cấp thông tin, chọn Chấp nhận với các điều khoản dịch vụ của Google Analytics. 

Nhận thông tin liên lạc của Email và Lưu để không bỏ lỡ các thông báo quan trọng từ Google Analytics

Bước 3: Thiết lập luồng dữ liệu

Để thiết lập luồng dữ liệu, chọn Quản trị > chọn Luồng dữ liệu > chọn nền tảng Web;

Điền đường dẫn trang web (không bao gồm https://), đặt tên luồng phù hợp > Chọn Tạo Luồng

Sao chép MÃ ĐO LƯỜNG để tiếp tục cài đặt trong giao diện quản trị của Google Tag Manager hoặc trong thẻ <head></head> của website. 

4. Thông tin liên hệ

Bạn muốn được tư vấn về dịch vụ thiết kế giao diện website chứng khoán nói riêng và giao diện website nói chung? Bạn muốn được biết thêm chi tiết về dịch vụ thiết kế website chứng khoán của Wecan?

Liên lạc với Wecan qua các kênh:
Hotline
098.44.66.909

GmailInfo@wecan-group.com
Facebook: wecan.design.website 

Địa chỉ:
Hà Nội: Phòng 12A14, Sảnh B, Tòa HH2 Bắc Hà, Số 15 Tố Hữu, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Tầng 2, Tòa nhà Itaxa, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Hồ Chí Minh.

Wecan luôn sẵn sàng tư vấn mọi thắc mắc, nhu cầu của bạn!

Wecan’s Marketing Department
Quỳnh Châu

Cao Phong Hào

Comments are closed.

Recent Posts

  • Kinh nghiệm của Wecan Group

Hosting: Nơi lưu trữ trang web và dữ liệu trực tuyến

1. Giới thiệu về Hosting Dịch vụ Hosting là một hình thức cung cấp không gian lưu trữ trên máy…

3 tuần ago
  • Kinh nghiệm của Wecan Group

Những hiểu biết cơ bản về Content Fold

1. Giới thiệu Content Fold Content Fold là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả điểm cắt…

3 tuần ago
  • Kinh nghiệm của Wecan Group

Microinteractions: Chi tiết nhỏ ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng

1. Giới thiệu về Microinteractions Microinteractions là những tương tác nhỏ, thường xuyên xuất hiện và tạo nên trải nghiệm…

4 tuần ago
  • Kinh nghiệm của Wecan Group

Tìm hiểu về hiệu ứng cuộn trang web Parallax scrolling

1. Giới thiệu về Parallax Scrolling 1.1. Khái quát về Parallax Scrolling Parallax Scrolling là một hiệu ứng thiết kế…

4 tuần ago
  • Kinh nghiệm của Wecan Group

Navigation website là gì? Phân loại và nguyên tắc thiết kế navigation hiệu quả

1. Giới thiệu về Navigation 1.1. Navigation Navigation là khía cạnh quan trọng trong thiết kế web, chỉ đạo người…

1 tháng ago
  • Kinh nghiệm của Wecan Group

Whitespace: không gian trống giữa các phần tử trên trang web

Whitespace không chỉ là khoảng trống trên trang web còn mà là một công cụ mạnh mẽ để cải thiện…

1 tháng ago