Sử dụng website bán hàng trực tuyến hiệu quả, làm sao để website bán hàng hiệu quả

Với xu thế hiện sử dụng internet ngày càng nhiều để tra cứu trước khi mua sắm của người dùng hiện nay, hầu hết các cửa hàng, công ty bán hàng đều xây dựng website riêng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp, cửa hàng nào cũng sử dụng hiệu quả website. Vậy làm sao để sử dụng website có hiệu quả cao nhất?

 

Hôm nay, Wecan Group sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm thực tế mà chúng tôi thu thập được từ chính những khách hàng của Wecan Group đã kinh doanh thành công bằng website bán hàng trực tuyến. Wecan Group mong rằng những kinh nghiệm này sẽ phần nào giúp các bạn sử dụng website hiệu quả hơn.

 

1. Trang bị nội dung đầy đủ và khác biệt cho website của bạn

Website bán hàng giống như một cửa hàng của bạn trên internet, nếu như cửa hàng của bạn phải được thiết kế nội thất đẹp, trưng bày hàng hóa hấp dẫn, tăng tính trải nghiệm của người dùng với sản phẩm, có nhân viên tư vấn nhiệt tình thì website cũng cần được chuẩn bị nội dung rất chu đáo và hấp dẫn.

 

Xây dựng nội dung cho website của bạn thật khác biệt, hấp dẫn 

 

Điều đầu tiên trong việc này là lên được hệ thống menu của toàn bộ website bao gồm phân chia các danh mục sản phẩm, danh mục bài viết như thế nào? Để vừa truyền tải nhanh nhất đến người xem giúp họ hiểu được những thứ bạn đang muốn bán mà không bị dối trước quá nhiều loại sản phẩm. Trên thực tế có nhiều người bán hàng hay chia các danh mục sản phẩm theo đúng chủng loại chuyên môn riêng dẫn đến việc có thể làm cây danh mục của bạn phức tạp không cần thiết và người xem đôi khi không nhìn ra được sản phẩm họ cần. Ví dụ: Nhiều nhà bán hàng chia như sau iPhone, iPad, Phụ Kiện. Rồi bên trong “Phụ kiên” lại chia thêm các mục tai nghe, sạc, cáp… Như vậy cây thư mục của bạn là 2 cấp và không phải khách hàng nào cũng di chuột vào phần Phụ Kiện. Nếu như bạn không có quá nhiều danh mục bạn có thể chia luôn như sau: iPhone, ipad, Tai nghe, Sạc, Cáp… Rõ ràng người dùng sẽ dễ nhận biết hơn cách 1. Bạn cần đặt mình là người mua để phân chia sao cho dễ hiểu nhất và cần xem mình bán mạnh cái gì nhất thì phải đưa mục đó lên đầu không nhất thiết phải phân theo chuyên môn. 

 

Sau khi có được cây menu đúng theo ý muốn bạn cần cập nhật thông tin cho sản phẩm và các bài viết thật rõ ràng về các cam kết, chính sách riêng, ưu thế vượt trội của bạn, thậm chí làm các banner để làm nổi bật sự vượt trội của riêng mình đem lại lòng tin cho khách hàng là điều cực kỳ quan trọng đối với bán hàng trực tuyến. Các thông tin của sản phẩm cần phải rõ ràng từ thông số, kích thước, nguồn gốc xuất xứ, các hình ảnh nhiều góc độ và các hình ảnh sử dụng thực tế càng tốt. Ngoài những thông tin trên bạn cần cố gắng cung cấp các thông tin mang tính trải nghiệm sản phẩm như: Video hướng dẫn sử dụng, Video box hộp sản phẩm tận nơi, một số kiến thức thực tế khi sử dụng sản phẩm.

 

Ngoài việc đưa thông tin về từng sản phẩm đơn lẻ, bạn có thể đưa thêm các thông tin về bộ sản phẩm hoặc các hướng dẫn ghép sản phẩm với các phụ kiện, phối hợp thực tế với nhiều sản phẩm để tăng khả năng tiếp thị các sản phẩm liên quan đến nhau.

 

Cần phân bổ nội dung nhấn mạnh vào hình ảnh, video nhiều hơn là chữ. Thiết kế nhiều banner hấp dẫn, lên nhiều chương trình khuyến mại tốt.

 

2. Quan tâm tới trải nghiệm khách hàng trên website

 

Sau khi có nội dung hấp dẫn, bạn cần quan tâm tới thói quen của khách hàng trên website như thế nào? Họ hay click vào những vị trí nào? Họ hay vào những phần nội dung nào trên website? 

 

Quan tâm tới trải nghiệm người dùng website

Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết chính xác từng người tên là gì? Đang quan tâm tới nội dung nào? Để làm được điều đó bạn cần lấy được thông tin cá nhân của họ như: Họ tên, email, số điện thoại… Bạn có thể áp dụng nhập email để tặng mã giảm giá.

Bạn nên yêu cầu bên cung cấp website làm chức năng theo dõi, phân tích hành vi khách hàng để biết được từng khách hàng đã xem những nội dung nào? Bao nhiêu lần? Họ đang thích gì?

Để khách hàng thấy thật sự được quan tâm và chăm sóc trên website bạn nên cài đặt hỗ trợ trực tuyến như: zopim.com, subiz… Nhân viên của bạn sẽ thấy được từng người đang vào những phần nào của website và có thể mời họ chat để hỏi han, tư vấn thêm cho họ hoặc khi cần họ có thể chat bất cứ lúc nào thấy cần thiết mà không cần cài bất cứ ứng dụng nào?

3. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng chi tiết và chăm sóc họ thường xuyên

Đối với một cửa hàng truyền thống thì mặt tiền là quan trọng nhưng đối với một website thì người dùng là quan trọng nhất chính người dùng tạo nên độ phổ biến của website và uy tín của website. Chính vì vậy, bạn cần xây dựng một cơ sở dữ liệu sao cho thật chi tiết và chính xác. Về cơ bản, cơ sở dữ liệu này cần phân chia rõ: Những khách hàng mua hàng qua website, họ mua sản phẩm gì? Phân chia theo từng nhóm khách hàng mua theo giá trị, những khách hàng chưa mua hàng cũng cần được lưu lại và phân chia theo từng nhóm tiềm năng khác nhau như: Mới truy cập và xem sản phẩm, đã xem sản phẩm và chat với nhân viên tư vấn…

Chăm sóc khách hàng trên website 

 

Từ cơ sở dữ liệu chi tiết đó, bạn cần lập lên một kịch bản kế hoạch chăm sóc họ qua email hoặc SMS định kỳ như: Chúc mừng sinh nhật họ và tặng họ mã giảm giá vào ngày này, chúc mừng ngày 8-3 nếu họ là nữ, nhắc khéo những món quà họ có thể mua tặng cho bạn gái trong ngày 8-3 nếu họ là nam giới… hoặc các quy trình hướng dẫn sử dụng định kỳ theo từng loại sản phẩm họ mua. Hãy để họ thấy rằng, bạn luôn quan tâm tới họ và cảm xúc của họ.

 

Hãy thiết kế hệ thống sao cho mỗi hành động của họ trên website đều được ghi nhận vào cơ sở dữ liệu của bạn.